Thu hồi nợ do ký kết hợp đồng mua găng tay với công ty Việt Nam mà không giao hàng

Từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc xuất nhập khẩu khẩu trang nói riêng, thiết bị vật tư y tế nói chung tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, hiện tượng doanh nghiệp bị lừa khi ký kết hợp đồng mua găng tay với  doanh nghiệp sản xuất găng tay Việt Nam ngày càng nhiêu, khiến các doanh nghiệp thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế

Bài viết liên quan

Thu Hồi Nợ Do Ký Kết Hợp đồng Mua Găng Tay Với Việt Nam Mà Không Giao Hàng
Thu Hồi Nợ Do Ký Kết Hợp đồng Mua Găng Tay Với Việt Nam Mà Không Giao Hàng

Thu hồi nợ do ký kết hợp đồng mà không giao hàng

Dịch Covid-19 bùng phát hơn 1 năm qua khiến cho thuốc, trang thiết bị y tế và nhiều mặt hàng được đẩy lên vị trí quan trọng trong đời sống xã hội ví như khẩu trang, găng tay…

Với sự cấp thiết của thị trường, nhiều doanh nghiệp có chức năng sản xuất, xuất khẩu găng tay đã có rất nhiều đơn hàng mới với doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng có giá trị hàng trăm tỉ đồng, nhận số tiền đặt cọc không nhỏ từ đối tác nhưng nhiều doanh nghiệp sản xuất găng tay Việt Nam đã cung cấp hàng hóa không đạt chất lượng theo cam kết, thậm chí không giao hàng cũng không trả lại tiền cọc. Như vụ việc đầu năm 2021, bốn doanh nghiệp sản xuất găng tay tại Việt Nam là công ty GHO, PRO, 736 và Khôi Tâm đều bị đối tác tố cáo vì đã nhận một khoản tiền cọc rất lớn, thậm chí gần 7 tỉ đồng nhưng không cung cấp hàng hoặc cung cấp hàng không đạt chất lượng.

Hành vi gian dối, thiếu trung thực mang tính chất “lừa đảo” của doanh nghiệp ký kết hợp đồng mua bán găng tay mà không giao hàng đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của doanh nghiệp Việt Nam. Gây là thiệt hại vô cùng nghiêm trọng cho các đối tác như: làm ảnh hưởng đến việc trả lương cho nhân viên,duy trì hoạt động của doanh nghiệp, duy trì tiền thuê văn phòng,…

Khoản nợ do ký kết hợp đồng mua găng tay với Việt Nam mà không giao hàng có thể được có là khoản nợ khó đòi, lớn và phức tạp. Vì vậy, phương pháp tối ưu nhất để giải quyết các khoản nợ này là tiến hành thu hồi nợ. Đồng thời, việc thu hồi nợ giúp đảm bảo sự lành mạnh và an toàn về tài chính của doanh nghiệp, giúp vận hành bộ máy hoạt động hiệu quả và tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

2. Phân loại khoản nợ

– Nợ phát sinh từ vi phạm hợp đồng mua bán

3. Tiếp nhập hồ sơ nợ

Cách thức tiếp nhận hồ sơ nợ được qua các bước như sau :

– Khách hàng cung cấp toàn bộ chứng từ hồ sơ nợ có liên quan gồm :

+ Nếu là doanh nghiệp thì hồ sơ gồm có:

Giấy chứng nhận đang ký kinh doanh và toàn bộ chứng từ nợ nếu có như : Hợp đồng mua bán găng tay , hóa đơn, phiếu xuất kho, giấy xác nhận nợ . . .

+ Nếu là cá nhân thì hồ sơ gồm có :

Giấy chứng minh nhân dân và toàn bộ chứng từ nợ làm bằng chứng nếu có như : Giấy xác nhận nợ, giấy hẹn nợ  từ vay mượn, mua bán . . .

*) Lưu ý : Chỉ cung cấp hồ sơ nợ bằng bản photocopy

– Trình bày sơ lược về nội dung của vụ nợ

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ nợ và thấy hồ sơ nợ có cơ sở kiện đòi, sẽ tiến hành ký hợp đồng dịch vụ pháp lý kiện đòi nợ với khách hàng. Đồng thời khách hàng sẽ tiến hành ủy quyền đòi nợ và được cung cấp mọi thủ tục giấy tờ cần thiết .

4. Xử lý hồ sơ nợ

a. Bước thứ nhất là xác minh hồ sơ nợ :

– Xác minh tính pháp lý hồ sơ nợ là xem xét đối chiếu lại toàn bộ chứng từ nợ của khách hàng cung cấp có đủ cơ sở pháp lý hay không.

– Xác minh bên nợ có còn tồn tại trên thực tế hay không. Ví dụ như: doanh nghiệp kinh doanh khẩu trang đó có còn hoạt động hay đã ngưng hoạt động, hoặc là đã chuyển trụ sở đi nơi khác hoặc đã giải thể hay đã bị phá sản

– Xác minh sơ bộ về khả năng thanh toán nợ của người nợ. Ví dụ : doanh nghiệp đó có nhiều tài sản hay không, có mắc nợ nhiều người hay không, có rơi vào trình trạng phá sản hay không ?.

– Kết quả xác minh cho thấy một trong ba điều kiện như hồ sơ nợ không đủ cơ sở pháp lý hoặc người nợ không còn trên thực tế thì hồ sơ sẽ được trả lại cho khách hàng bằng một văn bản chính thức.

– Thời hạn xác minh mỗi hồ sơ nợ là không qua 30 ngày kể từ ngày nhận giấy tờ hồ sơ đầy đủ . Trong thời hạn xác minh, việc thu hồi nợ vẫn được tiến hành nếu người nợ có thanh toán.

b. Bước thứ hai là tiếp cận thương lượng thu hồi nợ :

– Sau khi quá trình xác minh hồ sơ nợ thấy hợp lệ, tiến hành tiếp xúc người nợ bằng cách gửi thư mời hoặc gặp trực tiếp người nợ giải quyết. Trong thời gian này nếu người nợ có thiện chí hợp tác trả nợ thì sẽ thu hồi nợ theo phương thức thỏa thuận này nếu chủ nợ đồng ý .

– Ngược lại trong thời gian tiếp cận bên nợ, mà người nợ tỏ thái độ không thiện chí trả nợ thì sẽ tiến hành những thủ tục pháp lý cần thiết kiện người nợ ra cơ quan pháp luật nếu chủ nợ có yêu cầu.

c. Bước thứ ba là kiện đòi nợ :

Sau khi tiếp cận bên nợ để thương lượng thu hồi nợ mà người nợ không có thiện chí hợp tác giải quyết nợ thì sẽ tiến hành những thủ tục pháp lý kiện bên nợ ra pháp luật giải quyết như :

– Làm đơn khởi kiện

– Nộp đơn khởi kiện

– Tham gia vụ kiện khi có giấy triệu tập của tòa

– Hướng dẫn làm đơn yêu cầu thi hành án . . .

– Khách hàng phải tự chi phí cho vụ kiện như: (án phí, phí, lệ phí khác nếu có)

– Cử người làm đại diện ra tòa thay cho khách hàng, đồng thời sẽ cử Luật sư tham gia tại tòa để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng khi thấy cần thiết.

5. Lợi ích của việc tiến hành thu hồi nợ

– Công việc thực hiện bởi những chuyên viên, luật sư được đào tạo huấn luyện chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm, tác nghiệp trên cơ sở luật pháp;

– Tiết kiệm thời gian, tránh phiền hà do thủ tục, rút ngắn thời gian nợ;

– Tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro (Phí cơ bản được thu sau khi công việc có kết quả);

– Xử lý được các đối tượng khó: chuyển địa phương, chuyển trụ sở, lẩn trốn…

– Được tư vấn quản lý, ngăn chặn phát sinh nợ xấu;

– Được cung cấp các mẫu văn bản trong hoạt động thu nợ;

– Được miễn, giảm phí các dịch vụ pháp lý khác khi có nhu cầu;

– Nâng cao uy tín, tính chuyên nghiệp của chính doanh nghiệp khách hàng. Đồng thời gián tiếp giáo dục, răn đe các khách hàng có biểu hiện làm phát sinh nợ xấu;

Bài viết khác