Chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ là việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng toàn bộ hoặc một phần công nghệ từ bên có quyền chuyển sang sang bên nhận chuyển giao công nghệ đó.

Bài viết liên quan

Các loại chuyển giao công nghệ.

Có hai loại chuyển giao công nghệ đó là: chuyển quyền sở hữu và chuyển quyền sử dụng.

1.   Chuyển quyền sở hữu công nghệ: Là bên sở hữu quyền sẽ chuyển toàn bộ các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt công nghệ cho bên nhận chuyển giao. Trong trường hợp công nghệ đã được đăng ký quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao công nghệ bắt buộc phải làm cùng theo đó là thủ tục chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. 2.    Chuyển quyền sử dụng công nghệ. Là việc bên sở hữu quyền cho phép bên nhận chuyển giao sử dụng công nghệ của mình.

Các nội dung chính trong hợp đồng chuyển quyến sử dụng đó là

  • Độc quyền hay không độc quyền
  • Được chuyển cho bên thứ ba hay không được?
  • Lĩnh vực công nghệ chuyển giao?
  • Quyền cải tiến công nghệ ?
  • Phạm vi lãnh thổ chuyển giao.

Đối tượng công nghệ được chuyển giao:

– Bí quyết kỹ thuật (là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ);

– Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu;

– Giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ.

Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp.

1  Đối tượng công nghệ được khuyến khích chuyển giao: là công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:

– Tạo ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao;

– Tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới;

– Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu;

– Sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo;

– Bảo vệ sức khỏe con người;

– Phòng, chống thiên tai, dịch bệnh;

– Sản xuất sạch, thân thiện môi trường;

– Phát triển ngành, nghề truyền thống.;

2     Đối tượng công nghệ hạn chế chuyển giao: trong một số trường hợp để nhằm mục đích:

– Bảo vệ lợi ích quốc gia;

– Bảo vệ sức khỏe con người;

– Bảo vệ giá trị văn hoá dân tộc;

– Bảo vệ động vật, thực vật, tài nguyên, môi trường;

– Thực hiện quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3.  Đối tượng công nghệ cấm chuyển giaonếu:

– Công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

– Công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế – xã hội và ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

– Công nghệ không được chuyển giao theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Sau khi hai bên ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, cần thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ tại cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ.

Hồ sơ yêu cầu.

– Đơn đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.

– Bản gốc hoặc bản sao Hợp đồng chuyển giao công nghệ.

– Bản sao  hoặc bản gốc tờ khai chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ (nếu có).

– Các tài liệu chứng minh tư cách của các bên tham gia hợp đồng chuyển giao.

Thời gian xử lý hồ sơ

Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước xem xét và quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, hoặc thông báo từ chối có nêu lý do từ chối để người nộp Đơn sửa đổi bổ sung.

Các công việc ABB Law có thể hỗ trợ khách hàng.

  • Soạn thảo Hợp đồng chuyển giao công nghệ.
  • Chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ và theo dõi hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.
  • Tư vấn trước và sau khi ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Bài viết khác