Bảo hộ nhãn hiệu là tên địa danh cũ

Bảo hộ nhãn hiệu là tên địa danh cũ. Tên địa danh địa giới hành chính cũ là những địa danh, địa giới hành chính đã được thay đổi, sát nhập hoặc hợp nhất thành một địa điểm mới. Ví dụ như: tỉnh Hà Tây được sát nhập vào Hà Nội hay Sài Gòn đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài viết liên quan

Vậy, các chủ thể có được đăng ký những địa giới hành chính cũ này hay không, khi đăng ký có được độc quyền hay không là một vấn đề còn gây boăn khoăn và thắc mắc rất nhiều.

Bảo hộ nhãn hiệu là tên địa danh cũ

Nhan Hieu Dia Danh Cu
Nhan Hieu Dia Danh Cu

Trước tiên chúng ta dẫn chiếu đến các quy định của pháp luật:

Tại luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 quy định:

“Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;” – Điều 74.2.đ.

Như vậy, có thể hiểu rằng, khi dấu hiệu thông thường đăng ký nhãn hiệu chỉ nguồn gốc địa lý hàng hóa, dịch vụ thì đều không có khả năng phân biệt.

Vậy tại sao vẫn có một số địa danh, địa giới hành chính được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, một số địa giới hành chính lại không được cấp. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ dựa trên sự phổ biến rộng rãi của tên địa giới hành chính để cấp Giấy chứng nhận. Theo đó, các địa giới hành chính từ cấp huyện trở lên sẽ chỉ được ghi nhận trong nhãn hiệu mà không được độc quyền (sự ghi nhận này sẽ được chấp thuận nếu không gây nhầm lẫn về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm dịch vụ).

Còn các địa giới hành chính từ cấp huyện trở xuống (xã, phường, thị trấn, làng bản) phạm vi phổ biến rất nhỏ nên Cục Sở hữu vẫn cấp độc quyền trừ trường hợp các tên địa giới cấp thấp này có danh tiếng với sản phẩm dịch vụ tương ứng.

Ví dụ: Bát Tràng là một xã nhưng sẽ không được bảo hộ nhãn hiệu thông thường cho các sản phẩm liên quan đến gốm sứ.

Thông thường quy định của việc cấp nhãn hiệu có chứa yếu tố địa danh, địa giới hành chính sẽ áp dụng theo quy tắc trên. Vậy các địa danh, địa giới cũ không còn được gọi là địa danh địa giới tại thời điểm hiện tại thì có được cấp độc quyền hay không.

Đơn cử, chúng ta cùng phân tích hai trường hợp Hà Tây và Sài Gòn trên thực tế để đưa ra nhận xét:

Về tỉnh Hà Tây (Đã được sát nhập vào Hà Nội)

Trước năm 2008, Hà Tây là một tỉnh hoàn toàn độc lập. Tuy nhiên, đến ngày 1/08/2008 do kế hoạch quy mô phát triển, tỉnh Hà Tây được sát nhập vào thủ đô Hà Nội và tỉnh này không còn tồn tại nữa.

Vậy theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì Hà Tây không còn là một địa giới hành chính thì không áp dụng quy định nêu trên và có thể sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho trường hợp này.

Tuy nhiên, trên thực tế các thông tin công khai và thẩm định tại Cục Sở hữu trí tuệ, năm 2009, 2010, 2012 với các đơn đăng ký nhãn hiệu nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ có chứa phần chữ “Hà Tây” này đều không được bảo hộ độc quyền.

Về thành phố Sài Gòn

(tên địa danh đã thay đổi thành thành phố Hồ Chí Minh)

Từ những năm 1976 trở về nay, Sài Gòn đã được đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, “Sài Gòn” đã không còn là địa danh, địa giới hành chính theo quy định.

Cũng giống như phân tích ở trên thì có thể các nhãn hiệu “Sài Gòn” với các danh mục sản phẩm dịch vụ khác nhau sẽ được cấp Giấy chứng nhận và được bảo hộ độc quyền.

Theo đó, Chúng tôi tiến hành kiểm chứng trên thực tế cho việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có chứa phần chữ “Sài Gòn” cho nhóm về nhà hàng ăn uống, khách sạn.

Bắt đầu từ năm 2003 có một đơn đăng ký nhãn hiệu có phần chữ “Sài Gòn” cho dịch vụ khách sạn được bảo hộ độc quyền phần chữ“Sài Gòn”, cùng năm đó cũng có một số đơn nộp sau có phần chữ “Sài gòn” cho “nhà hàng ăn uống”, “nhà nghỉ, khách sạn” đều được cấp độc quyền. Các năm về sau đến tận thời điểm hiện tại thì vẫn song hành việc cấp các nhãn hiệu có các thành phần khác kết hợp cùng phần chữ “Sài Gòn” và vẫn ghi nhận độc quyền phần chữ ‘Sài Gòn” cho từng nhãn hiệu. Ở đây có một sự bất cập xảy ra khi rất nhiều nhãn hiệu cùng chứa phần chữ ‘Sài Gòn” bảo hộ cho các sản phẩm dịch vụ tương tự.

Vậy, từ hai tình huống trên có thể thấy rằng mặc dù là các địa danh địa giới hành chính đã thay đổi, sát nhập, hợp nhất thì nhiều khả năng vẫn không được bảo hộ độc quyền và kể cả trong trường hợp ghi nhận độc quyền thì việc bảo hộ vẫn không tối ưu như các nhãn hiệu thông thường  do có thể kết hợp với các thành phần khác mà vẫn được bảo hộ.

Bài viết khác

Bài viết liên quan